Hâm nóng lại cơm có tốt không?
Theo nghiên cứu, nhà khoa học đã tìm thấy một loại vi khuẩn có trong đất có tên là Bacillus cereus sống trên bề mặt gạo ẩm. Việc nấu chín gạo giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nhưng lại không phá huỷ toàn bộ những nhộng kén, thứ có thể sinh sôi trên cơm lúc nguội và tạo ra các độc tố có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Bạn sẽ không lường trước được mối nguy hại khi để cơm nguội nhiều ngày.
Vi khuẩn Bacillus cereus bắt đầu sinh sản và giải phóng độc tố trên cơm khoảng 4-55 độ C (39-131 độ F). Cơm sẽ không an toàn khi vi khuẩn và độc tố đạt đến ngưỡng nguy hiểm, nhưng mùi vị và ngoại quan của cơm không thay đổi.
Không nên để cơm qua đêm ở nhiệt độ thường vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, mà nên để cơm nguội vào tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C (41 độ F) nếu muốn đảm bảo phần cơm thừa an toàn.
Ảnh sưu tâm
Khoảng thời gian biến đổi của cơm
Trong khoảng 60 phút: Các bào từ có thể nở thành vi khuẩn sống. Chúng sinh sản trên cơm ở nhiệt độ thường và giải phóng các độc tố. Nên chúng ta nên ăn cơm mới nấu còn nóng, cơm thừa nên tráng qua nước lạnh và để ráo sau đó để vào tủ lạnh.
Qua ngày 1: Nếu cơm được làm nguội trong vòng 1 giờ và để tủ lạnh trong 1 ngày thì sẽ ức chế sự chậm phát triển của vi khuẩn đến mức thấp nhất và có thể hâm lại. Bạn cần ăn ngay trong ngày khi hâm nóng và không nên hâm nóng quá 1 lần. Vì khi chúng ta tiếp tục lập lại quy trình hâm lại cơm lần 2 thì các bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ chịu nhiệt sẽ nở thành vi khuẩn có khả năng hoạt động mạnh, và giải phóng độc tố. Khi hâm nóng lại cơm có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng sẽ không thể loại bỏ được các độc tố.
Qua ngày 2: Lượng vi khuẩn ở mức nguy hiểm dù có hâm nóng vẫn nguy hiểm đến sức khoẻ.
Qua ngày 3: Lượng vi khuẩn vượt qua mức nguy hiểm khi hâm nóng, nên bỏ đi không nên sử dụng.
Vậy tốt nhất, trong điều kiện cho phép, chúng ta nên ăn cơm mới nấu, sớm nhất có thể để bảo toàn dinh dưỡng trong gạo và hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn có hại.