Ẩm thực, Blog hướng dẫn nấu ăn

Chả giò và các loại nước mắm ăn kèm

Dù tan làm mấy giờ

Nhà vẫn chờ cơm tối

Chả giò cho ngày vội

Nóng hổi, thổi và ăn!

———————————–

Nếu đã là người Việt Nam, không thể không biết đến chả giò. Đây là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của người Việt, từ những bữa ăn thường ngày đến các dịp lễ, Tết trang trọng.

Muốn ăn cơm trắng chả giò,
Thì về Bến Cốc đẩy xe bò với anh. (Ca dao)

Chả giò là một món ăn phổ biến nhiều nơi nhưng được ưa nhất là ở miền Nam. Nhưng do đâu mà món ăn này lại được đặt tên là chả giò thì chưa thấy ai giải thích tường tận.

Là một món ăn truyền thống của người Việt nhưng chả giò lại có xuất xứ từ Trung Quốc, nó được phân vào các món dimsum nổi tiếng. Khi người Hoa du nhập vào Việt Nam đã mang theo món ăn này. Sang đến Việt Nam, nó được biến tấu với nguyên liệu phù hợp với khẩu vị của người dân từng vùng miền. Ở miền Bắc, đây chính là món nem rán; miền Nam, nó lại là chả giò còn miền Trung thì gọi là món ram cuốn.

Chả giò – món ăn phổ biến nhiều nơi

A. CHẢ GIÒ, MÓN ĂN RA ĐỜI Ở MIỀN NAM

Theo nhiều tài liệu thì chả giò là món ăn ra đời ở miền Nam. Nhà văn Tô Hoài trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội có viết: “Chả giò ra Hà Nội lúc nào, thời kỳ nào, không biết. Chỉ biết cái chả giò ở Sài Gòn ra Hà Nội đã tân trang.”

Theo nhà văn Tô Hoài, món nem Sài Gòn (chả giò) đã một thời thịnh hành ở các nhà hàng lớn ở phố cổ Hà Nội. Theo sự biến đổi của thời gian và gu riêng của người Hà Nội thì món chả giò đã biến thể thành món nem rán Hà Nội và hoàn toàn khác với món gốc ở miền Nam.

B. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHẢ GIÒ VÀ CHẢ RAM:

Mọi người thường hay hiểu nhầm rằng chả giò và chả ram là một, vì chả ram và chả giò sẽ có một vài điểm giống nhau như cách thức thực hiện, lấy bánh tráng cuốn phần nhân và mang đi chiên nhưng thực ra đây là 2 loại khác nhau. Hãy cùng BẾP MÁ NĂM  tìm hiểu những điểm khác biệt nhé.

1. Nguyên liệu gói:

Cùng dùng bánh tráng để gói nhưng:

  • Chả ram sử dụng bánh tráng chuyên dùng để gói.
  • Còn chả giò thì có thể gói bằng bánh rế hoặc bánh tráng bò bía.

2. Khác nhau về nguyên liệu làm nhân

  • Chả ram thông thường có phần nhân chính là tôm đất và thịt heo mỡ, các nguyên liệu khác thì các bạn có thể tự thêm vào.
  • Chả giò thì phần nhân phức tạp hơn nhiều, chủ yếu là thịt nạt nhiều hơn, khoai môn, tôm, nhiều nguyên liệu khác nữa.

3. Khác nhau về kích thước

  • Chả ram thông thường thì kích thước chỉ nhỏ bằng ngón tay vì thế sẽ giòn hơn chả giò.
  • Chả giò thì kích thước sẽ lớn hơn chả ram nhiều, có thể gấp 2 – 3 lần.

Chả ram

C. CÁCH LÀM MÓN CHẢ GIÒ NGON TUYỆT:

Các công thức làm chả giò có thể khác nhau đáng kể ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Không có yêu cầu nhất định về nguyên liệu, người nấu có thể lựa chọn theo sở thích và khẩu vị của mình. Nếu bạn vẫn thắc mắc “nhân chả giò gồm những gì?”, đây sẽ là công thức ngắn gọn và dễ nhớ nhất. Nhìn chung, công thức nhân chả giò cơ bản sẽ bao gồm: protein (thịt nạc, tôm, trứng gà), tinh bột (miến tàu), rau củ (cà rốt, khoai môn, nấm mèo) và gia vị.

Nguyên liệu chả giò vốn đa dạng và nhiều phiên bản. Ở Hà Nội và một số vùng khác, thịt lợn xay có thể trộn với thịt cua để làm Nem Cua Bể, một món ăn kèm tuyệt vời khi thưởng thức Bún chả. Người Việt cũng sáng tạo ra món chả giò hải sản bằng cách thay thịt cua bằng tôm tươi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm bớt nguyên liệu cuốn chả giò theo sở thích cá nhân. Quan trọng là làm sao để tạo ra được một cuốn chả giò thơm, có sự kết hợp giữa phần nhân tròn vị và phần bánh tráng giòn tan.

XEM THÊM: NGUYÊN LIỆU CHẢ GIÒ CÓ SẴN Ở BẾP MÁ NĂM – Thịt cua tôm sú

1. CÁC BƯỚC LÀM CHẢ GIÒ

Nói chung, có bốn bước để làm món chả giò Việt Nam: trộn nguyên liệu, cuộn lại, chiên giòn và thưởng thức thành phẩm.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi làm sạch các nguyên liệu, xay hoặc băm nhuyễn thịt. Cắt rau thành từng miếng nhỏ vừa với cuộn. Ngâm bún, mộc nhĩ và nấm hương trong nước trước khi rửa sạch và cắt nhỏ. Hành tây, hành lá và tỏi băm nhỏ.

Thành phần nhân chả giò cơ bản

Bước 2: Chế biến nhân

Sau khi sơ chế các nguyên liệu xong, bạn cho thêm nấm mèo, miến, hành tây, cà rốt, hành tím, hành lá vào hỗn hợp tôm thịt rồi bóp trộn cho thật đều. Đập trứng gà vào, trộn đều cho đến khi hỗn hợp quyện vào nhau.

Trộn đều các nguyên liệu

Bước 3: Cuốn chả giò

Cho bánh tráng ra dĩa to hoặc thớt to. Trước khi cuốn hỗn hợp này, bạn hãy làm cho bánh tráng ẩm một chút, cắt các cạnh chắc chắn. Cho một lượng nhân đã trộn vừa đủ vào gần đáy bánh tráng, dàn đều. Và để lại đủ chỗ cho mỗi bên của bọc. Gấp phần dưới lên trên phần nhân, sau đó gấp hai bên lại và cuộn lại cho đến hết tờ giấy.

Cho nhân lên bánh tráng, phần nhân vừa đủ cuốn. Gấp 2 bên bánh tráng lại và cuốn đều tay.

Bước 4: Chiên chả giò

Bắt chảo nóng rồi cho dầu ăn vào, nhúng đũa vào phần dầu thấy sủi bọt thì thả chả giò vào. Khi thấy cuốn chả giò vàng và chín đều thì vớt ra. Lưu ý phần dầu ăn phải ngập cuốn chả giò nhé.

Thành phẩm – Thưởng thức

  • Chả giò vàng ươm, giòn tan rất hấp dẫn. Nhân chả giò đầy đặn, cuốn chả giò ráo dầu, ăn hoài cũng không ngán.
  • Chả giò sẽ ngon hơn khi các bạn thưởng thức ngay sau khi chiên. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt hay tương ớt.

2. VỀ CÁCH PHA NƯỚC CHẤM

Nước chấm quyết định đến 50% độ hấp dẫn của món chả giò. Nếu bạn đang loay hoay tìm cho mình công thức pha nước mắm đơn giản cho món ăn này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để học 4 cách pha nước mắm chấm chả giò đơn giản khiến món ăn thêm thơm lừng và đậm đà khó cưỡng:

a. Công thức nước mắm tỏi ớt ăn bún chả giò 

Tận dụng những gia vị có sẵn trong căn bếp, cách làm nước mắm ăn bún chả giò từ tỏi, ớt tuy đơn giản nhưng vị đậm đà, rất dễ ăn. Dưới đây là tất cả các nguyên liệu cần có để tạo nên chén nước mắm ngon như ăn ngoài tiệm.

Chuẩn bị các nguyên liệu
  • Giấm: 3 thìa
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt: 3 trái
  • Đường: 2 thìa
  • Nước mắm ngon: 3 thìa
Công thức chế biến

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Tỏi bóc vỏ, tách thành những tép nhỏ rồi rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Ớt rửa sạch, cắt đôi, bỏ hết hạt sau đó băm nhỏ.

Nguyên liệu làm nước mắm

Bước 2: Pha nước mắm

  • Cho 200ml nước lọc vào bát, thêm 3 thìa nước mắm và 2 thìa đường. Khuấy đều cho đường tan hết,
  • Tiếp đến cho 3 thìa giấm vào chén, khuấy hỗn hợp lần nữa.
  • Sau cùng cho tỏi ớt vào chén nước chấm là hoàn thành.
Thành phẩm:

Tỏi ớt nổi lên trên. Nước mắm có vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp món bún chả thêm phần hoàn hảo.

Nước mắm tỏi ớt đậm đà

b. Công thức nước mắm chua ngọt ngò rí (ăn bún chả giò)

Biến tấu từ công thức trên, cách làm dưới đây cho vị ngọt nhiều hơn, phù hợp với team miền Nam hoặc các bạn thích ăn ngọt.

Chuẩn bị các nguyên liệu:
  • Chanh: 1 trái
  • Nước mắm ngon: 2 thìa
  • Giấm: 1.5 thìa
  • Đường: 2.5 thìa
  • Tỏi: 2 tép
  • Ớt: 3 trái
  • Ít ngò rí
Công thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Ớt rửa với nước, bỏ đi hạt rồi băm nhỏ.
  • Chanh lọc bỏ hạt, giữ phần nước cốt

Bước 2: Pha chế mắm chua ngọt

  • Chuẩn bị một chiếc tô cho vào giấm, đường, nước lọc rồi khuấy đều.
  • Cho nước cốt chanh vào bát khuấy đều. Nêm nếm và gia giảm nguyên liệu để có vị chua ngọt hài hòa.
  • Sau đó cho ớt băm, tỏi băm, ngò rí vào bát nước chấm.
Thành phẩm:

Chén nước mắm có vị cay cay của ớt tươi, chua nhẹ của chanh và thoảng mùi thơm của ngò rí. Không chỉ ăn chung với bún chả giò, chấm nước mắm này với cá rán hay thịt luộc cũng rất hợp.

c. Công thức nước mắm dưa leo đậu phộng ăn bún chả giò

Cách làm nước mắm ăn bún chả giò này có phần lạ miệng, kích thích vị giác hơn.

Chuẩn bị các nguyên liệu
  • Nước mắm: 3 thìa
  • Giấm: 1 thìa
  • Hành tím: 1 củ
  • Ớt: 2 trái
  • Dưa leo: 1 trái
  • Đậu phộng: 2 thìa
Công thức chế biến

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
  • Dưa leo cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối loãng sau đó cắt dọc, thái lát mỏng.
  • Đậu phộng rang vừa chín tới để nguội sau đó giã nhỏ.

Bước 2: Pha nước mắm

  • Cho giấm, đường, nước mắm vào bát rồi khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Tiếp đến cho dưa leo, ớt, hành và trộn đều tất cả nguyên liệu.
  • Sau cùng cho đậu phộng rang và nêm nếm lại lần nữa cho hợp khẩu vị.
Thành phẩm:

Vị béo ngậy của đậu phộng và chút giòn giòn của dưa leo cực kỳ kích thích vị giác. Pha nước mắm này ăn với bún chả giò hay chấm các loại thịt đều rất tuyệt.

d. Cách làm nước mắm ăn bún chả giò với cà rốt, đu đủ xanh

Nước mắm cà rốt, đu đủ xanh có vị chua chua ngòn ngọt cực kỳ lạ miệng. Pha nước mắm này ăn với bún thì còn gì tuyệt bằng.

Chuẩn bị các nguyên liệu
  • Tỏi: 5 tép
  • Ớt: 1 trái
  • Nước mắm: ½ chén
  • Nước dừa tươi: 1 chén
  • Đường: 4 thìa
  • Bột ngọt: ½ thìa
  • Cà rốt: 1 củ
  • Đu đủ xanh: ½ quả
Công thức chế biến

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Đu đủ, cà rốt rửa sạch, thái lát mỏng. Trộn đu đủ, cà rốt với ít đường và giấm, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm đều.
  • Tỏi băm nhuyễn. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ.

Bước 2: Pha nước mắm

  • Cho dừa tươi, ½ chén nước mắm, 4 thìa đường, ½ thìa bột ngọt vào nồi và bắc lên bếp đun lửa nhỏ.
  • Vừa đun vừa khuấy hỗn hợp cho đường tan hết. Đợi nước mắm sôi lăn tăn thì tắt bếp.
  • Đợi cho nước mắm nguội rồi cho ra bát, thêm vào tỏi ớt băm nhuyễn.
  • Lấy đu đủ, cà rốt cho vào chén nước chấm (chỉ lấy phần cái, không lấy phần nước).
  • Để nước chấm có độ chua vừa phải, bạn có thể vắt thêm ít nước cốt chanh hoặc chắt ít nước ngâm đu đủ vừa làm.
Thành phẩm

Nước mắm cà rốt đu đủ xanh có vị chua giòn, ngòn ngọt ăn cực kỳ cuốn. Nước mắm này đặc biệt thấm đều bún tươi và chả giò, ăn đến đâu thấm đến đó.

Một số mẹo và lưu ý với cách làm nước mắm ăn bún chả giò

  • Để bóc vỏ tỏi được nhanh hơn, bạn nên cắt bỏ phần gốc tỏi sau đó ấn nhẹ để vỏ bung ra dễ dàng hơn.
  • Tỏi, ớt nên cho vào sau cùng để nổi lên trên trông đẹp mắt hơn.
  • Bạn nên dùng nước mắm loại ngon để hương vị đậm đà và không bị gắt.
  • Bạn có thể tỉa hình bông hoa từ cà rốt hay su hào để trang trí chén nước chấm đẹp mắt hơn.
  • Chú ý khuấy cho đường tan hết trước khi cho tỏi ớt hoặc đu đủ chua ngọt.

Chúc bạn thành công với cách làm chả giò, nước chấm ngon như nhà hàng theo hướng dẫn nấu ăn như trên nhé! Bạn có thể biết thêm nhiều món ngon khác bằng cách click vào BẾP MÁ NĂM ngay đây.

D.THƯỞNG THỨC CHẢ GIÒ ĐÚNG GU SÀI GÒN:

Có thể nói, món ăn nào ở Sài Gòn cũng có nhiều cách để thưởng thức rất hấp dẫn. Chả giò cũng không ngoại lệ: sau khi chiên xong có thể ăn luôn; có thể cắt nhỏ thành từng miếng, cuốn với rau sống, rau thơm, thêm chút dưa góp vào nước mắm, chấm nước mắm chua chua, ngọt ngọt, ăn ngon mê ly. Món chả giò có thể trở thành món chính trong bữa cơm gia đình, đồng thời cũng có thể ăn kèm với bún và dưa hoặc trở thành món ăn chơi thông thường, mang đến cho ẩm thực đường phố thêm phần phong phú.

Ở Sài Gòn, không chỉ có chả giò nhân truyền thống, mà chả giò còn được biến tấu với sự kết hợp của nhiều loại nhân mới và hình dạng cuốn cũng được phá cách.

Không chỉ đơn thuần là chả giò thịt heo, người Sài Gòn có thể thay thế với thịt bò hoặc làm nhân hải sản như thịt cua cũng rất ngon.

CHẢ GIÒ CUA – BẾP MÁ NĂM

Cua- loại thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng nay được dùng để chế biến một món chả giò quen mà lạ, có vị ngọt đặc trưng của cua và vị béo tự nhiên từ trứng gà có trong xốt Mayonnaise, giúp món chả giò bớt nhàm chán, đơn điệu.

XEM THÊM: THỊT CUA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ CUA CỦA BẾP MÁ NĂM.

E. MUA CHẢ GIÒ CUA HOẶC THỊT CUA Ở ĐÂU NGON NHẤT?

Hiện nay, trong nhịp sống bận rộn, để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, rất nhiều công ty thực phẩm đóng gói đã chế biến sẵn rất nhiều loại chả giò như là chả giò thịt, chả giò tôm, chả giò cá hồi, nem giò rế tôm mực… Tuy nhiên dù có được chế biến đóng gói cao cấp đến cỡ não thì vẫn không thể sánh bằng việc tự vào bếp thực hiện cách làm chả giò – đặc biệt là chả giò cua. Bỏi lẽ, việc tự chế biến sẽ mang lại hương vị đặc trưng, nóng giòn, đượm vị, thơm lừng của món ăn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên liệu, hoặc không có thời gian để tự tay làm món chả giò, bạn có thể liên hệ BẾP MÁ NĂM, chúng tôi có thể thay bạn vào bếp. Không chỉ là món chả giò cua, chả giò tôm, chả giò thịt… mà tất cả những món bạn cần, BẾP MÁ NĂM vẫn có thể giúp bạn chuẩn bị.

Chả giò hải sản sốt mayonnaise – Bếp Má Năm

Chúng mình cam đoan nguyên liệu luôn tươi, ngon; và đặc biệt, cam đoan hương vị món ăn sẽ đậm đà nhất, gợi cảm giác gia đình thân thuộc nhất.

Có thể bạn cũng chưa biết BẾP MÁ NĂM là đơn vị cung cấp phong phú các món ăn no, các món ăn trữ lạnh cho gia đình với cam kết:

  • Các sản phẩm đều là hàng chất lượng cao
  • Thịt cua tươi gỡ sẵn trong ngày (không qua cấp đông)
  • Chính sách ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
  • Nhận đơn 24/7

BẠN CHỈ CẦN

  • Gọi điện qua hotline 0903.16.15.10
  • Nhắn tin trực tiếp qua Fanpage BẾP MÁ NĂM

Bếp sẽ tư vấn nhiệt tình dù bạn có đặt món hay không nhé! Đừng ngần ngại nha!

GỌI NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Qúy khách vui lòng liên hệ Hotline 0903161510, cung cấp số điện thoại và địa chỉ của người nhận hàng, Bếp sẽ xác nhận đơn hàng và ship hàng tận nơi nhanh nhất.
Đặc biệt:

  • Ngoài các loại thịt cua tươi hằng ngày, Bếp còn chế biến các món ngon từ thịt cua (Tham khảo thêm tại đây)
  • Giao ngay trong ngày
  • Đa dạng các món ăn từ tôm, cua, cá, thịt heo, phù hợp cho mọi bữa ăn từ cơm văn phòng, tiệc gia đình, tiệc công ty…

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *