Ẩm thực, Blog hướng dẫn nấu ăn

Cách làm nước mắm chua ngọt ăn cơm tấm, chả giò

MỘT CHÉN NƯỚC NẮM CHO TRĂM BỮA ĂN

 Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ
Bởi mê nước mắm Hòn, em bỏ mẹ theo anh.

Quan niệm và thói quen ăn uống của con người hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nông nghiệp thì ăn quan trọng lắm, vì “có thực mới vực được đạo”. Nó quan trọng tới mức “trời đánh còn tránh bữa ăn”; mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm… Dù ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng trong ăn uống của người Việt ta vẫn còn tồn tại một số thói quen ăn uống phổ biến: đó là vẫn thích trò chuyện trong bữa ăn; vẫn ăn trông nồi, ngồi trông hướng; là không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén; vẫn sử dụng đũa khi ăn… Nhưng có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là thói quen phải có chén nước chấm – đặc biệt là nước mắm.  Thứ gia vị tưởng chừng như là bên lề này, lại không thể thiếu trong mỗi mâm cơm của người Việt, nó khiến cho bữa ăn thêm đậm đà hấp dẫn.

Nước chấm luôn quan trọng trong bữa ăn người Việt

 

I. NƯỚC MẮM LÀ GÌ?

  • Nước mắm được ví như linh hồn của món ăn. Nước mắm là tên gọi chung cho các chất lỏng có vị mặn dùng để nhúng, chấm thức ăn vào, nhằm làm tăng mùi vị cũng như them đậm đà cho món ăn. Nước mắm gần như là một món dùng kèm không thể thiếu trong ẩm thực phương Đông nói chung, và ẩm thực Việt Nam nói riêng.
  • Không đâu trên Việt Nam là không sử dụng nước mắm. Trong quá trình phát triển của mình, các loại gia vị trên biến hóa mình một cách mạnh mẽ và đa dạng vô cùng để tạo ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm loại nước mắm khác nhau. Nước mắm đã phát triển rực rỡ đến mức, như rượu của phương Tây, mỗi món ăn, mỗi loại thức ăn đều có một hay vài loại nước mắm đặc chế, mà không thể nào lẫn lộn được.
  • Nước mắm ngon là một trong những linh hồn Việt, tạo nên văn hóa Việt. Hầu hết người Việt Nam tin rằng nước mắm và các loại nước mắm là cha truyền con nối, xuất hiện cùng với lúc dân tộc Việt hình thành.
  • Hầu hết các tộc người của Việt Nam đều có những món nước mắm riêng của mình, dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Tuy nhiên, phong phú nhất vẫn là tộc người Kinh với ba loại nước mắm đặc trưng, gồm: nước mắm pha, tương, và nước tương (xì dầu). Về cách dùng, nước mắm có ba kiểu đặc trưng là chấm, nhúng và chan vào.

II. NƯỚC MẮM CHUA NGỌT

Bát nước mắm chấm không chỉ kích thích vị giác, mà còn giúp ăn ngon miệng hơn, giảm độ chán ngấy của các món ăn nhiều dầu mỡ. Chính vì lợi ích tuyệt vời này, có hàng trăm cách khác nhau để pha một bát nước chấm phù hợp với mỗi khẩu vị và món ăn riêng. Và nước mắm chua ngọt thường là lựa chọn tuyệt nhất cho mỗi bữa ăn, hãy để BẾP MÁ NĂM giúp bạn tham khảo cách làm có thể chấm ”cả thế giới” nhé!

Nước mắm chua ngọt là loại nước mắm đã được pha chế thêm nhiều nguyên liệu khác nhau, đặc biệt các nguyên liệu chính là nước mắm, đường và nước cốt chanh (tuỳ cách pha chế mà có thể dùng đến nước cốt dừa, dứa, …).

1. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHUA NGỌT TỎI ỚT

Với công thức này sẽ có vị ngọt nhiều hơn vị mặn chua, phù hợp ăn các món ăn như bún, bánh cuốn, bánh ướt, …

a. Nguyên liệu

Nguyên liệu cho cách làm nước mắm chua ngọt gồm:

  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • ½ muỗng canh ớt băm (Bạn có thể điều chỉnh lượng ớt tùy theo khẩu vị gia đình)
  • 6 muỗng canh đường
  • 4 muỗng canh nước mắm
  • 2 muỗng canh nước sôi
  • ½ quả chanh

Nguyên liệu làm nước mắm chua ngọt

b. Cách làm nước mắm chua ngọt:

Bước 1:

Bỏ tỏi ớt bằm vào chén. Cho đường vào. Thêm nước cốt chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén.

Nước mắm chua ngọt

Bước 2:

Tiếp theo cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào khuấy thật đều cho tan hết đường là xong.

2. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHUA NGỌT VỊ ĐA NĂNG:

Loại nước mắm này sẽ đảm bảo độ mặn ngọt vừa phải, không quá mặn cũng chẳng quá ngọt, thêm phần chua để kích thích vị giác. Với công thức này, ta có thể để trữ nước mắm trong tủ lạnh đến 2 tuần.

a. Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh nước mắm ngon.
  • 1 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh nước cốt chanh
  • 4 muỗng canh nước lọc
  • 3-4 tép tỏi, 1-2 quả ớt băm nhỏ (để vào trước khi ăn, nếu trữ tủ lạnh thì không cần)

b. Cách làm

  • Bạn cho nước mắm, ớt, tỏi, chanh, nước lọc, đường vào một chén lớn theo đúng số lượng đã chuẩn bị trước đó.
  • Sau đó, lấy một chiếc muỗng khuấy đều tay để cho các thành phần hòa tan vào nhau.
  • Múc nước mắm tỏi ớt ra chén nhỏ và chuẩn bị ăn cơm ngay cho nóng bạn nhé.

Để tỏi ớt vào nước mắm trước khi ăn

3. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHUA NGỌT CÙNG VỚI DỨA

a. Nguyên liệu: 

  • 200g đường;
  • 200ml nước;
  • 200ml nước mắm;
  • 80ml nước cốt chanh (hoặc dấm);
  • 100g tỏi;
  • 100g ớt sừng;
  • 1/4 quả dứa (trái thơm) thái lát

b. Nấu nước mắm dứa:

Bước 1:

Cho đường, nước, nước mắm, dứa vào nồi. Bắc nồi lên bếp, vừa nấu vừa khuấy cho đường tan hết. Khi nước mắm đã sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu, đun khoảng 15-20 phút thì tắt lửa, để thật nguội.

Bước 2:

Tỏi ớt bằm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt.

Bước 3:
  • Khi nước mắm đã nguội, cho nước cốt chanh, tỏi ớt vào, khuấy cho tỏi ớt hòa quyện với nước mắm.
  • Rót nước mắm tỏi ớt vào chai. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nấu nước mắm chua ngọt với dứa

c. Thành phẩm nước mắm dứa:

  • Dứa cho vào đun cùng nước mắm sẽ làm nước mắm sánh, đặc và thơm ngon vô cùng. Tùy từng món ăn từ nước mắm chua ngọt đã đun có thể gia giảm, chế biến cho phù hợp.
  • Khi ăn với các món hải sản, ốc, cơm tấm, món chiên, món luộc, món hấp thì có thể rót nước mắm ra chén, chấm trực tiếp. Có thể băm thêm sả, gừng khi chấm cùng hải sản, ốc
  • Khi ăn với các món như bánh cuốn, bánh bột lọc, gỏi cuốn, bún chả/nem,… thì múc nước mắm ra và cho thêm 1-2 muỗng canh nước lọc.

4. MẸO KHI LÀM NƯỚC MẮM CHUA NGỌT

  • Bí quyết để cho ớt tỏi không bị chìm, nổi lên trên mặt chén nước mắm, bạn cần canh chuẩn theo đúng tỉ lệ là 1 mặn (nước mắm) – ½ chua (chanh) – 1 ngọt (đường) – 4 lạt (nước).
  • Cho nguyên liệu theo thứ tự : Bỏ tỏi ớt bằm vào chén- cho đường vào- thêm nước cốt chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén- cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào khuấy thật đều cho tan hết đường là xong. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên.
  • Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm. Bạn nên chọn nước mắm có độ đạm cao để pha nước chấm khi ấy chén nước chấm mới ngon đậm đà hương vị.
  • Khi muốn điều chỉnh độ ngọt, mặn hay chua thì bạn có thể thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh, bạn nên múc ra chén và cho vào chén. Nếu bạn cho trực tiếp vào tô sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy.
  • Chanh chọn quả vỏ mỏng cho được nhiều nước, hoặc dùng chanh đào thì càng ngon. Dùng ớt sừng pha, nó có vị cay nhẹ, trẻ con có thể ăn được. Bạn nào ăn cay hơn thì dùng thêm ớt chỉ thiên.

IV.CÁCH BẢO QUẢN NƯỚC MẮM ĐÃ PHA SẴN:

Làm nước mắm ngon chỉ là 1 công đoạn, bảo quản nước mắm chua ngọt như thế nào cũng quan trọng không kém nhé!

1. Bảo quản trong tủ lạnh bằng chai/ hộp đựng thủy tinh

  • Để giữ nước mắm chua ngọt được lâu và không bị lên men, bạn nên đựng nước mắm pha sẵn trong chai thủy tinh có nắp đậy kín. Không nên để nước mắm trong tô hay chén vì dễ làm chúng bị ám mùi, lên mốc.
  • Ngoài ra, bạn nên nấu sôi nước mắm và trụng chai thủy tinh với nước nóng để tiệt trùng trước khi cho nước mắm vào bảo quản. Như vậy, nước mắm sẽ lâu lên men hoặc đóng mốc hơn.

2. Bảo quản trong 1 tháng

Dù cho được đựng trong chai kín và bảo quản trong tủ lạnh, bạn cũng nên sử dụng nước mắm pha sẵn càng sớm càng tốt và không để nước mắm quá 1 tháng nhé! Vì nước mắm chua ngọt để lâu dễ bị lên men, mất chất hoặc đóng mốc, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

3. Chú ý nhận biết dấu hiệu bị hỏng của nước mắm pha sẵn

Trong quá trình bảo quản, bạn nên chú ý các dấu hiệu hỏng hóc của nước mắm trước khi sử dụng để bảo đảm sức khỏe cho gia đình nhé!

Nếu bạn ngửi thấy nước mắm có mùi chua hoặc hôi thì không nên dùng tiếp vì nước mắm có thể đã bị oxy hóa, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu thấy nước mắm có dấu hiệu lên men hoặc đóng mốc, bạn nên đổ ngay phần nước mắm ấy đi, không nên sử dụng tiếp để tránh gây hại cho sức khỏe.

Nước mắm chua ngọt vạn người mê

V. NHỮNG MÓN ĂN CÓ THỂ ĂN CÙNG NƯỚC MẮM CHUA NGỌT

1. Bún thịt nướng

Bún thịt nướng là một món ăn phổ biến và được yêu thích của cả Ba miền đất nước. Bún thịt nướng mỗi nơi đều giữ cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng miền Bắc, Trung, Nam. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay giữa bữa đều phù hợp, rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt ; và các loại rau dùng kèm đa dạng.

2. Bún chả

Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.

3. Chả giò, chả ram:

Nem rán hay chả giò, chả ram là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt và các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc; cũng được gọi tắt là nem theo cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là ram (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Món này có thể ăn không cần chấm thêm gia vị, nhưng với những người miền Trung và miền Nam thường có thêm một bát nước mắm chua ngọt bỏ thêm ớt để có vị cay.

CHẢ GIÒ CUA NGON TẸT GA Ở BẾP MÁ NĂM

4. Cơm tấm

Đĩa cơm tấm với sườn nướng, bì, chả, trứng thường được dùng làm đồ ăn sáng, nhưng nay cơm tấm đã có mặt ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc tối với nhiều loại thức ăn đi kèm. Thiếu chén nước mắm chua ngọt coi như mất đi một phần vị ngon của dĩa cơm tấm.

XEM THÊM MÓN NGON: CƠM TẤM SƯỜN CHẢ CUA CỦA BẾP MÁ NĂM.

5. Các món khác tuỳ khẩu vị

Không chỉ các món ăn đặc trưng như trên, rất nhiều người dùng nước mắm chua ngọt để chấm cả thế giới, từ hải sản, ác món luộc, hấp, thậm chí các món nướng như thịt nướng, cà tím nướng, …Bởi lẽ loại nước mắm này giúp kích thích vị giác rất tốt, nên nhiều người khi đã thích loại nước mắm này thì chấm mọi món ăn không phân biệt là món nào.

Nếu bạn còn muốn học thêm cách pha nước mắm khác nữa, hãy nhắn ngay với BẾP MÁ NĂM, Bếp sẽ chia sẽ thêm nhiều công thức pha chế nước mắm và công thức nấu ăn chuẩn đầu bếp nhé!

VI. MUA NƯỚC MẮM ĐỘ ĐẠM CAO ĐỂ PHA NƯỚC MẮM CHUA NGỌT Ở ĐÂU?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước mắm ngon để pha nước mắm chua ngọt, bạn cần lựa chọn những loại nước mắm đậm đà, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

BẾP MÁ NĂM không trực tiếp bán các loại nước mắm, nhưng quê của Admin ở Phan Thiết, Ad sẵn sàng giới thiệu hoặc đặt dùm các loại nước mắm nhĩ chính gốc đúng thành phần và công thức chuẩn, chất lượng, không pha tạp. Chỉ cần bạn:

  • Gọi điện qua hotline 0903.16.15.10
  • Nhắn tin trực tiếp qua Fanpage BẾP MÁ NĂM

Bếp sẽ tư vấn nhiệt tình dù bạn có đặt món hay không nhé! Đừng ngần ngại nha!

GỌI NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Qúy khách vui lòng liên hệ Hotline 0903161510, cung cấp số điện thoại và địa chỉ của người nhận hàng, Bếp sẽ xác nhận đơn hàng và ship hàng tận nơi nhanh nhất.
Đặc biệt:

  • Ngoài các loại thịt cua tươi hằng ngày, Bếp còn chế biến các món ngon từ thịt cua (Tham khảo thêm tại đây)
  • Giao ngay trong ngày
  • Đa dạng các món ăn từ tôm, cua, cá, thịt heo, phù hợp cho mọi bữa ăn từ cơm văn phòng, tiệc gia đình, tiệc công ty…

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *