VĂN HÓA CÚNG THẦN LINH VỚI BỘ TAM SÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Từ xưa đến nay, việc thờ cúng đối với người Việt Nam đóng một vai trò quan trọng. Nó đã trở thành truyền thống ở các gia đình Việt. Mỗi một dịp lễ, mỗi một dịp cúng kiếng, sẽ có những vật phẩm dâng lên khác nhau. Nhưng có thể, có một thứ không thể thiếu – đó là bộ tam sên. Người Việt (thông thường) đều biết đến bộ tam sên cúng Thần tài.
I. TAM SÊN LÀ GÌ?
Theo các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên (hay còn gọi là bộ tam sanh) là một loại lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, thường xuất hiện trong các mâm cúng Thần Linh. Tam sên có thể được hiểu theo 3 nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất nghiêng về văn hoá, đó là biểu tượng cho đất, nước và bầu trời, là nơi mà chúng ta đang sinh sống.
- Nghĩa thứ hai được giải thích dựa theo kinh Lăng Nghiêm của Đức Phật là noãn sinh (loài sinh từ trứng), thai sinh (loài sinh từ bào thai) và cuối cùng là thấp sinh (loài sinh ở nơi ẩm thấp như tôm, côn trùng…).
Bộ tam sên có hai ý nghĩa chính đó là nhờ vào trời đất cầu chúc sự bình an cho gia đình, tài lộc nhanh đến và thể hiện sự thành tâm của chủ nhà, khi đã dành thời gian và công sức để sắp xếp đồ cúng.
- Bên cạnh đó, bộ tam sên trong kinh Lăng Nghiêm còn hàm chứa một ý nghĩa khác. Theo đó, Đức Phật chia chúng sanh ra làm 4 loài gồm:
- Thai sanh
- Thấp sanh
- Noãn sanh
- Hóa sanh
Và “Tam sanh” nếu hiểu theo đạo lý này thì là biểu tượng cho 3 loài là thai sanh, noãn xanh và thấp xanh. Trong đó “noãn” là những loài được sinh ra từ trứng, “thai” là những loài được sinh ra nguyên con và “thấp” là những loài sinh ra trong môi trường thiên nhiên.
Bộ tam sên thường được dùng trong nhiều lễ cúng và chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản thì lễ tam sên có ý nghĩa như sau:
- Mang ý nghĩa cao cả, tốt đẹp của dân gian Việt Nam.
- Tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên.
- Thể hiện cho sự thành tâm của gia chủ đối với các vị Thần Linh.
- Tạo ra tinh thần thoải mái, lạc quan cho gia chủ khi bắt đầu công việc gì đó…
- Để cầu mong sự may mắn, thuận lợi, đủ đầy và tài lộc sẽ đến với gia đình…
II. BỘ TAM SÊN GỒM NHỮNG GÌ?
Bộ tam sên gồm các lễ vật như sau:
- 1 miếng thịt ba chỉ luộc tượng trưng cho Thổ.
- 1 hoặc 3 quả trứng luộc (có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt) tượng trưng cho Thiên.
- 3 con tôm luộc (hoặc có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) tượng trưng cho Thủy.
Thiếu bất cứ một yếu tố nào thì cũng không còn được gọi là bộ tam sên và nó sẽ bị mất đi ý nghĩa thiêng liêng.
III. BỘ TAM SÊN DÙNG TRONG NGHI LỄ NÀO?
Qua bao thế hệ, bộ tam sên là thứ không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống. Điều này nhằm bày tỏ lòng thành kính của gia đình với thần linh. Đây được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt chúng ta.
Thế nên, bộ tam sên nhất định phải có trong các nghi lễ dưới đây:
- Bộ tam sên cúng sửa nhà
- Bộ tam sên cúng thôi nôi
- Cúng tam tai, giải hạn
- Bộ tam sên cúng Thần Tài
- Bộ tam sên cúng đầy tháng
- Cúng động thổ, nhập trạch, tạ đất đai
- Tam sên cúng khai trương….
IV. CÁCH CHUẨN BỊ BỘ TAM SÊN TRONG CÁC LỂ CÚNG:
Như đã nói thì bộ tam sên này thường dùng cho các lễ cúng thần linh là chủ yếu. Trong đó thường gặp nhất là cúng thần tài thổ địa, cúng đất đai (động thổ, cất nóc, nhập trạch, khai trương)…
1. Bộ tam sên cúng Thần Tài, Thổ Địa:
- Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia đạo. Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm, Thần Tài – Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình. Và việc cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ công ơn của các vị thần dân gian.
- Cúng Thần Tài thường là vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Bộ tam sên cúng thần tài này chủ yếu ở miền Nam chứ miền Bắc không thấy nhà nào cúng cả. Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị:
- 1 miếng thịt
- 1 hoặc một vài con tôm hoặc 1 con cua
- 1 quả trứng luộc
BỘ TAM SÊN CÚNG THẦN TÀI
Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ Tam Sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) bò, dồi trường, lưỡi heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm cá lóc,…
- Ngoài bộ tam sên cúng Thần tài là bắt buộc phải chuẩn bị. Ngoài ra, lễ cúng này còn cần có thêm nhiều lễ vật khác nữa. Cụ thể gồm:
- 1 bình hoa cúc vạn thọ tươi, 1 mâm ngũ quả tươi
- 5 cây nhang
- 5 chung rượu đế
- 2 cây đèn cầy, 2 điếu thuốc lá
- 2 miếng vàng bạc đại
- 5 phần xôi chè cúng khai trương
- Gạo, muối hột
2. Cúng đất đai
Cúng đất đai là chỉ lễ cúng dùng cúng thổ thần trong các dịp như: cúng động thổ, cất nóc, về nhà mới, khai trương. Trong các lễ cúng này thì bộ tam sên cũng là một trong những lễ bắt buộc phải có.
BỘ TAM SÊN CÚNG KHỞI CÔNG XÂY DỰNG
Bộ tam sên trong mâm lễ cúng động thổ, cất nóc, về nhà mới, khai trương đều chỉ cần:
- 1 miếng ba chỉ luộc
- 3 hoặc 5 quả trứng vịt (hoặc 5)
- 3 hoặc 5 con tôm luộc (hoặc cua)
Ngoài bộ tam sên, khi cúng đất đai để khai trương, động thổ, nhập trạch… cần chuẩn bị thêm một số vật lễ khác như: mâm ngũ quả, 1 lọ hoa tươi , 2 cây đèn cầy, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, bánh kẹo, trầu cau , xôi chè, cháo trắng, gà luộc, lư nhang…
3. Cúng tam tai, giải hạn:
- Theo dân gian, tam tai là vận hạn của các con giáp trong 3 năm liên tiếp. Đây là hạn xấu mà 12 con giáp phải gặp trong cuộc đời. Tam tai thường đem đến nhiều điều xui xẻo, đổ vỡ và không may mắn cho người gặp. Thông thường cứ sau 12 năm thì sẽ gặp tam tai một lần, tức là sẽ gặp 3 năm liên tiếp. Đây được coi là một vòng tuần hoàn xảy ra liên tục.
- Cúng tam tai là một nghi lễ giải hạn khá phổ biến tại Việt Nam. Dù lễ vật có thể thay đổi theo quan điểm tín ngưỡng tâm linh của vùng miền địa phương, nhưng nhìn chung, bộ tam sên luôn là lễ vật không thể thiếu:
- 1 miếng thịt luộc
- Tôm luộc (hoặc tôm khô)
- Trứng vịt luộc
- Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm bài vị:
- 3 nén hương
- 3 đèn cầy
- 3 ly rượu
- 3 điếu thuốc
- 3 miếng trầu
- 3 xấp tiền giấy
- 1 đĩa trái cây tươi
- 1 bình hoa
- 1 đĩa gạo muối
- 2 bộ đồ thế (của nam hoặc nữ)
V. CÚNG TAM SÊN CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?
Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia phong thủy tâm linh thì lễ vật tam sên cũng như các lễ vật khác như bánh kẹo, hoa quả đều được thụ lộc. Tức là có thể ăn được nhé! Lưu ý, trước khi ăn hãy xin phép các vị thần linh. Đặc biệt hãy đợi hương thắp thần linh tàn hết sau đó mới được thụ lễ.
Tuy nhiên, phần lễ vật này nên dành cho chủ lễ hoặc những người lớn tuổi trong nhà. Điều này sẽ tốt cho phong thủy lẫn tâm linh. Tuyệt đối không cho trẻ con trong nhà thụ lễ nhé. Không kẻo bị các vị thần linh khiển trách.
VI. CẦN LƯU Ý GÌ KHI CÚNG TAM SÊN
Khi chuẩn bị bộ tam sên, gia chủ nhất định phải để mắt đến các vấn đề dưới đây:
- Bộ tam sên nhất định phải đủ 3 món (đại diện cho Thổ – Thủy – Thiên)
- Trước khi dâng cúng, chủ lễ cần chế biến thật kỹ càng.
- Bộ tam sên không bắt buộc phải nhiều. Chỉ cần mỗi món một ít là được. Quan trọng phải ngon và tươi.
1. Chuẩn bị món thịt lợn (luộc hoặc quay)
Trong mâm lễ tam sên, thường có một miếng thịt lợn quay để dâng lên thần linh. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1 miếng thịt ba chỉ ngon khoảng 300g;
- 1 nhánh sả đập dập;
- 1 củ hành tây;
- 3 muỗng canh muối;
- 1 miếng gừng thái lát vài lá chanh nếu có
CHỌN MIẾNG THỊT NGON, CẮT VUÔNG VỨC
Cách làm:
a. Thịt luộc:
Thịt 3 chỉ sau khi mua về dùng dao cạo sạch lớp bẩn trên da lợn, sau đó rửa sạch rồi khứa vài đường trên miếng thịt để miếng thịt cúng nhập trạch trông đẹp mắt và không bị nát. Nấu nước cùng 1 muỗng canh muối, sả, hành, gừng và lá chanh cho hết vào nồi nấu sôi.Cho thịt lợn vào nồi nước đó để luộc chín 70-80%.
b. Thịt quay:
Nếu bạn muốn thay thế thịt luộc bằng thịt quay, ở nhà cũng đễ dàng thực hiện được: Dùng dĩa xiên bì, ướp muối. Cho miếng thịt lợn đã khô ráo lên khay. Bắc chảo dầu lên bếp. Khi dầu hơi nóng, dùng kẹp kẹp miếng thịt cho phần da xuống chạm với dầu chiên 4-5 phút cho da phồng rộp nổ đều, thì trở thịt chiên tiếp. Chuẩn bị cho miếng thịt vàng đều rồi gặp lên đĩa.
2. Chuẩn bị thức cúng tôm luộc:
Tôm luộc là một trong 3 đồ cúng không thể thiếu của mâm cúng tam sên. Tôm luộc cúng ngày nhập trạch cần chú ý chọn con tôm to, chọn các loại tôm tươi ngon rồi đem rửa sạch. Cho vào nồi cùng một ít sả, nước và luộc chín. Tôm sau khi luộc để bày cúng nhập trạch cần có màu hồng đỏ, màu tươi. Bày tôm ra đĩa cho lên mâm cỗ cúng.
Bạn cũng có thể thay thế bằng con cua luộc
ĐẶT NGAY COMBO TÔM CUA TRỨNG CHO BỘ TAM SÊN CHU TOÀN, TƯƠM TẤT TẠI BẾP MÁ NĂM.
3. Chuẩn bị trứng luộc:
Trứng luộc thường là trứng gà hoặc trứng vịt. Thông thường người ta thường luộc số trứng theo số lẻ 1 hoặc 3 trứng. Trứng rửa sạch sau đó luộc và bày lên đĩa cùng các thức cúng tam sên khác.
Nếu bạn không có thời gian để chuận bị vật phẩm dâng cúng trong những dịp quan trọng, hãy liên lạc đến đường dây nóng của BẾP MÁ NĂM. Bếp chúng tôi nhận cung cấp những thứ bạn cần, đảm bảo tiêu chí: tươi, ngon, đúng ý.
VII. BẾP MÁ NĂM nhận đặt các món ăn cho:
- Lễ khai trương – động thổ
- Lễ cúng thôi nôi – đầy tháng
- Lễ cúng cất nóc – đổ bê tông
- Lễ cúng vào nhà mới – mua xe mới…
- Và các ngày lễ, giỗ, tiệc khác
GỌI NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT
Qúy khách vui lòng liên hệ Hotline 0903161510, cung cấp số điện thoại và địa chỉ của người nhận hàng, Bếp sẽ xác nhận đơn hàng và ship hàng tận nơi nhanh nhất.
Đặc biệt:
- Ngoài các loại thịt cua tươi hằng ngày, Bếp còn chế biến các món ngon từ thịt cua (Tham khảo thêm tại đây)
- Giao ngay trong ngày
- Đa dạng các món ăn từ tôm, cua, cá, thịt heo, phù hợp cho mọi bữa ăn từ cơm văn phòng, tiệc gia đình, tiệc công ty…
MUA HÀNG TẠI BẾP MÁ NĂM, KHÔNG CẦN BẬN TÂM
VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ
- Bếp luôn cung cấp thịt cua tươi (chưa hề qua đông lạnh), giá thành hợp lý.
- Cân đúng trọng lượng.
- Ship hàng nhanh chóng trong ngày khắp các quận nội thành HCM và cả các nơi lân cận.
- Bếp luôn sẵn sàng chế biến các món ăn hấp dẫn từ các nguyên liệu thịt cua, đùi cua, càng cua, gạch son tươi ngon.